Giải bóng đá vô địch câu lạc bộ Châu Á (Asian Champions League) là giải bóng không còn xa lạ gì với nhiều fan hâm mộ bóng đá Châu Á. Tuy nhiên với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về bóng đá chắc hẳn thắc đều thắc mắc ý nghĩa của Asian Champions League cũng như điều kiện tham dự giải đấu này. Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc này, hãy cùng Soikeo TV theo dõi bài viết để rõ hơn nhé!
Giải bóng đá vô địch câu lạc bộ Châu Á hay còn được gọi là AFC Champions League hoặc cúp C1 châu Á viết tắt là ACL. Đây là giải bóng đá dành cho các câu lạc bộ mạnh nhất tại Châu Á tham gia tranh tài, đây cũng là “sân khấu” của những chân sút hàng đầu tại Châu Á thể hiện tài năng. Năm 1967, giải bóng này chính thức được tổ chức với tên gọi lúc ban đầu là giải bóng đá Asian Club Championship. So với giải UEFA Champions League, CAF, CONMEBOL Copa Libertadores, OFC Champions League hay là CONCACAF, giải AFC Champions League có cấp độ tương đương.
Hiện nay, giải bóng đá vô địch câu lạc bộ Châu Á có 32 đội bóng tham vòng bảng. Đây đều là các đội bóng mạnh nhất đến từ các quốc gia tại Châu Á được đặt cách đi vào bòng trong. Những đội bóng đến từ những quốc gia nhỏ có nền bóng đá không mấy phát triển sẽ thi đấu theo hình thức vòng loại nếu đủ điều kiện sẽ được nâng cấp tham gia vào các giải có cấp độ thấp hơn giải AFC Champions League. Từ năm 2009, các đội vô địch giải bóng này năm trước sẽ được đặt cách tham dự giải bóng mùa năm sau. Thể thức thi đấu giải bóng này được ban tổ chức áp dụng tương tự như giải CONCACAF Champions League. Đội bóng vô địch ngoài được đặt cách thi đấu còn giành được tấm vé tham dự giải FIFA Club World Cup. Trong đó, Al-Hilal của Ả Rập Saudi và Pohang Steelers là 2 đội bóng có thành tích lớn nhất, mỗi đội lần lượt vô địch 3 lần.
Năm 1967-1972: Asian Club Championship
Lúc mới đầu, AFC Champions League được gọi là là Asian Club Championship hay giải bóng đá vô địch câu lạc bộ Châu Á. Đây là giải đấu giành cho các đội bóng thuộc nước thành viên của AFC. Mỗi năm thay đổi thể thức thi đấu liên tục. Mùa giải đầu tiên các đội thi đấu theo thể thức đá loại trực tiếp nhưng những mùa tiếp theo lại tổ chức theo thể thức thi đấu loại vòng bảng.
Trong giai đoạn đầu tiên, các đội bóng Israel thống trị giải bóng này do các đội từ Ả Rập đã từ chối muốn đối đầu với họ. Đến năm 1970, Homenetmen từ chối đối đầu với đội Hapoel Tel Aviv trong vòng bán kết nên Hapoel đã được ban tổ chức phán thắng vào thẳng chung kết. Sau đó 1 năm vì Al-Shorta từ chối đối đầu với Maccabi Tel Aviv. Năm 1972, ban tổ chức giải bóng này đã tuyên bố hủy giải bóng này vì hai đội từ Ả Rập đã từ chối đối đầu với Maccabi Netanya từ Israel. Nguyên nhân các đội bóng từ chối đối đầu bởi những vấn đề rắc rối liên quan đến chính trị nên AFC đã tuyên bố tức quyền tham dự thi đấu của Israel và loại bỏ đội bóng quốc gia này khỏi liên đoàn. Lúc này giải đấu cũng bị tạm dừng.
Năm 1985-2002: Giải bóng trở lại
Năm 1985, AFC được tuyên bố chính thức tổ chức trở lại. Đến năm 1990, cúp C2 châu Á Asian Cup Winners’ Cup ra đời thay cho giải bóng đá vô địch câu lạc bộ Châu Á trước đó. Năm 1995, giải siêu cup Châu Á được tổ chức. Đây cũng là giải bóng thường niên đối đầu với Asian Cup Winners’ Cup và Asian Club Championship. Năm 2002, các giải đấu được hợp nhất trở thành AFC Champions League.
Năm 2002-Nay: Sự phát triển của giải bóng
Từ năm 2002, AFC Champions League có sự tham gia của 8 đội bóng. Đội Al-Ain là đội giành được chức vô địch đầu tiên sau khi đối đầu đành bại BEC Tero Sasana. Trận chung kết thi đấu lượt đi và lượt về. Đến năm 2004, giải bóng này có sự tham gia của 29 đội bóng trong đó có 28 đội bóng tham dự được chia làm 7 vòng bảng khác nhau thi đấu tìm ra các đội mạnh nhất cùng đội vô địch năm trước đặt cách thi đấu vòng tứ kết.
Do sự thiếu chuyên nghiệp nghiệp trong quá trình tổ chức, các mùa giải luôn xuất hiện các vấn đề bạo lực, các đội bóng thường gửi danh sách các cầu thủ khá muộn. Nhiều người cho rằng do mức tiền thưởng của giải đấu kém hấp dẫn, chi phí đi lại của các đội bóng các quốc gia đắt đỏ nên nhiều đội bóng lớn tại các quốc gia thờ ơ với AFC Champions League.
Năm 2009, AFC Champions League nhận được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Giải bóng này đã cho phép 32 đội bóng tham dự, các đội được phép tham dự vòng bảng phụ thuộc vào vị trí xếp hạng trong giải AFC. Kể từ năm 2021, ban tổ chức mở rộng lên 40 đội tham gia trong đó Việt Nam có 1 vé tham dự. Trong mỗi mùa giải, đội vô địch năm trước sẽ được đặt cách tham dự năm sau đồng thời tỉ lệ soi kèo bóng đá của đội bóng này có tỉ lệ cao gấp 2 lần so với các đội khác.
Bắt đầu từ mùa giải 2009, AFC Champions League có thể thức thi đấu theo vòng bảng với 32 đội tham dự. Các đội bóng tại các quốc gia kém phát triển sẽ phải tham gia vòng sơ loại. Các đội chia thành khu vực miền Đông và Tây. Hai đội đứng vị trí số 1 và 2 sẽ được quyền bước vào vòng trong của giải đấu. Sau đó các đội thi đấu vòng đá loại trực tiếp. Đội miền Đông thi đấu với miền Tây để tìm ra đội vào vòng chung kết.
Trên đây là những chia sẻ về Giải bóng đá vô địch câu lạc bộ châu Á, SoikeoTV.com sẽ gửi tiếp đến bạn đọc những thông tin khác về giải đấu này trong các bài viết tiếp theo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!