Để đảm bảo tính công bằng và hấp dẫn giữa các đội bóng Châu Âu, luật công bằng tài chính FFP ra đời nhằm kiểm soát tình hình tài chính giữa các đội bóng đá. Vậy luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì? Cùng soikeo TV tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ ngành nào cũng có sự cạnh tranh, đặc biệt là trong bóng đá, một “ngành” giải trí cấp cao được xem trọng nhất hiện nay. Trong một giải đấu chất lượng cần duy trì được mức độ cạnh tranh và tỷ lệ lợi nhuận tốt. Hiểu đơn giản, nếu một CLB có nguồn tài chính không tốt tham gia một giải đấu đến giữa chừng xin rút lui thì giải đấu không thể nào được tiếp tục tổ chức. Hay những đội có nguồn lực cài chính mạnh chiêu mộ được các cầu thủ giỏi thì khán giả sẽ đoán trước được đội bóng sẽ vô địch. Vậy còn gì thú vị và hấp dẫn của một giải bóng đá? Vì vậy, để đảm bảo tính công bằng, luật công bằng tài chính ra đời và quy định rõ ràng trong Luật bóng đá. Vậy luật công bằng tài chính là gì?
Luật công bằng tài chính trong bóng đá có tên tiếng Anh là Financial Fair Play, ký hiệu là FFP do chủ tích Michel Platini và các đồng sự cùng đưa ra nhằm mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các CLB bóng đá trong Liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA công bằng, minh bạch. Cụ thể, các CLB bóng đá phải công khai tài khoản ngân hàng cùng với các khoản thu chi tài chính của mình, đặc biệt trong khoản chuyển nhượng và mua bán cầu thủ.
Luật công bằng tài chính được đưa ra và bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2011. Điều này là bước ngoặt có ảnh hưởng lớn đến các giải bóng đá lớn trên thế giới bởi tất cả các CLB bóng đá đang có những khoản nợ hay gặp khó khăn về tài chính đều không thể tham gia Cup Châu Âu – Cup danh giá mọi CLB bóng đá Châu Âu đều mong muốn sở hữu.
Vào năm 2009, hầu hết các CLB bóng đá đều đang gặp phải tình trạng thất thoát tiền bởi các khoản thu chi về trả lương cầu thủ và phí chuyển nhượng tài chính. Tuy nhiên, do các nhà tài trợ, các ông bầu đội bóng vẫn giúp các CLB được duy trì. Một số CLB lợi dụng ưu thế về sự “giàu có” của mình để tạo lên một đội bóng mạnh. Vì vậy, luật công bằng tài chính FFP khiến các đội bóng phải tuân thủ các quy định trong việc giới hạn chi tiêu.
Một CLB bóng đá không thể quá lạm dụng tiền khi chuyển nhượng hay chi trả lương cho cầu thủ cao vì như vậy sẽ gây ra “lạm phát”, mất công bằng cho các đội bóng khác.
Ngoài kiểm soát về thu chi, luật công bằng tài chính còn kiểm soát sự cân bằng tiền ra từ doanh thu bản quyền phát sóng trận bóng đá trực tiếp hay tiền bán vé, hợp đồng quảng cáo… Tất nhiên, FFP không tính đền chi phí ngoài như xây dựng cơ sở tập luyện, đầu tư phát triển cho các cầu thủ trẻ, xây dựng SVĐ…
Với những CLB bóng đá vi phạm luật công bằng tài chính sẽ bị các hình thức xử phạt của UEFA như sau:
Một minh chứng đơn giản để các bạn có thể hiểu rõ hơn về các hình thức xử phạt trong luật công bằng tài chính trong bóng đá đó chính là hai ông lớn Man City và PSG. Cả 2 CLB bóng đá này đều thuộc sở hữu của Qatar và UAE nên nguồn lực tài chính vô cùng mạnh. Từ đó dẫn đến việc PSG đã 2 lần liên tiếp vô địch Pháp và Mạn City 2 lần vô địch Anh. Vì vậy, năm 2014 Man City và PSG đã bị UEFA xử phạt hành chính từ 40 – 60 triệu Euro và giới hạn SL cầu thủ đăng ký tham gia các giải đấu Châu Âu từ 21 xuống chỉ còn 18. Tuy nhiên, đây chỉ mà mức phạt khá nhẹ bởi thời điểm ấy UEFA vẫn còn “giơ cao đánh khẽ” rất nhiều so với bây giờ.
Nếu một đội bóng muốn sở hữu các cầu thủ giỏi thì phải chi một khoản tiền khá lớn để mua hoặc chuyển nhượng nhằm có những cầu thủ tốt để cống hiến và hoàn thiện đội hình của mình. Tuy nhiên điều này vi phạm luật công bằng tài chính và sẽ bị phạt. Ví dụ như Neymar được mua lại với 222 triệu Euro trong mùa giải 2017-2018 từ PSG.
Đối với các CLB bóng đá nhỏ, nếu muốn mua cầu thủ giỏi phải bỏ ra một khoản tiền lớn và sẽ bị phạt bởi UEFA bởi luật công bằng tài chính. Từ đó gặp phải vấn đề rất lớn về tài chính.
Mặc dù các hình thức phạt tiền từ FFP không ảnh hưởng nhiều đến các đội bóng đá lớn như PSG hay MC nhưng đối với đội bóng nhỏ thì đó sẽ là một khoản tiền phạt lớn. Từ đó làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các đội bóng.
Đội bóng yếu không có tài chính không thể mua các cầu thủ giỏi vì các đội lớn có luôn sẵn sàng bỏ một khoản lớn mua các cầu thủ tốt về đội của mình. Điều này cũng tạo nên sự khác biệt thực lực làm các trận đấu lớn chỉ còn là cuộc đua của những đội bóng giàu có.
Trên đây là những thông tin về luật công bằng tài chính trong bóng đá mới nhất được SoikeoTV tổng hợp và cập nhập. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có được cái nhìn toàn diện hơn về môn thể thao bóng đá sân cỏ.