Penalty là gì? Khi nào phạt Penalty? Các vi phạm khi đá Penalty Bài viết này Soikeo TV sẽ giúp các bạn tìm hiểu từ A đến Z penalty cũng như các tình huống Penalty được áp dụng.
Penalty là một thuật ngữ hiểu theo tiếng Pháp nghĩa là “Đá phạt đền”, đối với các lỗi vi phạm của các cầu thủ trong Luật chơi bóng đá. Thông thường với các thình huống lỗi phạt Penalty, cầu thủ sẽ thực hiện các quả đá phạt tại ngay vị trí vi phạm lỗi. Từ vị trí đặt bóng cho đến khung thành của đối phương có khoảng cách khoảng 11m nên phạt Penalty còn được gọi là “Đá phạt 11m”.
Để có thể thực hiện được các cú phạt Penalty tốt, cầu thủ sút bóng phải là cầu thủ có kỹ thuật giỏi, tính toán tốt pha bóng để có thể đánh lừa thủ môn của đối thủ. Phía đội bóng bị phạt, thủ môn phải là người có tâm lý bình tĩnh để có thể bắt được bóng từ cầu thủ. Vì vậy, phạt Penalty mang tính chất may rủi 50:50 đã tạo nên khá nhiều tình huống trớ trêu khiến nhiều người phải dở khác dở cười.
Theo một nghiên cứu, đá phạt Penalty thiếu công bằng đối với thủ môn đội bị phạt. Đơn giản bởi với một khoảng cách 11m, thủ môn phải tính toán sao cho bóng không đi vào khung thành của mình. Trong khi đó, thủ môn không thể tính toán được sự thay đổi của hướng bóng cũng như cách đá của cầu thủ đối thủ. Ngoài ra, thủ môn cần có sự nhạy bén để không bị đánh lừa của cầu thủ sút bóng. Tuy nhiên đây là hình thức đá phạt được áp dụng cho những đội vi phạm tạo tính công bằng cũng như sự kích thích, hấp dẫn cho các trận bóng, đặc biệt là các trận bóng đá trực tiếp.
Bên cạnh những thắc mắc về penalty là gì? nhiều người còn quan tâm đến quy định mới về luật đá Penalty hiện nay có những thay đổi gì so với trước. Sau đây Soikeo TV sẽ chia sẻ đến các bạn những quy định áp dụng cho luật đá phạt Penalty theo luật bóng đá FIFA mới nhất hiện nay như sau:
Bóng đặt cách khung thành 11m tại điểm chấm phạt đền. Đội đá phạt đền Penalty sẽ chỉ ra cầu thủ đá phạt (mọi thành viên đều có quyền đá phạt Penalty), kể cả cầu thủ mắc lỗi vi phạm thực hiện đá phạt. Trong khi đó các cầu thủ khác sẽ đợi xác nhận của trọng tài.
Thủ môn của đội bị đá phạt đứng tại đừng cầu môn (vạch vôi giữa 2 cột dọc xà ngang) và chỉ được di chuyển sau khi bóng được sút bởi cầu thủ đối thủ, nếu không sẽ phạm quy.
Cầu thủ thực hiện quả đá phạt Penalty chỉ được chạm bóng 1 lần duy nhất. Không được phép chạm bóng 2 lần trước khi bóng được cầu thủ khác chạm vào.
Cầu thủ được chỉ định đá Penalty có quyền được thực hiện các động tác giả trước khi sút bóng nhưng không được làm động tác giả sau khi kết thúc bước chạy bóng. Trong trường hợp cầu thủ làm động tác giả sau khi kết thúc bước chạy đà đá bóng vào lưới, kết quả không được tính, quả đá phạt sẽ được thực hiện lại và cầu thủ đó phải nhận thẻ vàng.
Khu vực thực hiện đá phạt Penalty chỉ có cầu thủ đá phạt và thủ môn. Còn các cầu thủ còn lại của 2 đội đều phải đứng bên ngoài vòng cấm sau dấu chấm phạt đền ít nhất 9,15m.
Quả đá phạt Penalty chỉ được tiến hành khi có tiếng còi của trong tài và bàn thắng công nhận khi bóng đã sút lăn qua vạch vôi của khung thanh hoặc chạm lưới khung thành.
Là người hâm mộ bóng đá, bạn không chỉ cần nắm rõ Penalty là gì? Luật đá Penalty mà còn cần phải hiểu rõ các tính huống phạt đền Penalty cũng như nắm rõ các lỗi vi phạm khi đá Penalty trong các trận bóng.
Đá phạt Penalty được diễn ra nếu trong quá trình trận đấu xảy ra các trường hợp sau đây:
Ngoài các tình huống trên, trong một trận bóng nếu kết thúc 90 phút thi đấu và 2 hiệp phụ mà kết quả thi đấu hòa thì sẽ xảy tiến hành đá luân lưu. Vậy đá luân lưu là gì?
Chúng ta hiểu đơn giản đá luân lưu là đá phạt Penalty hay còn được gọi là “đá phạt 11m” giúp quyết định thắng thua trong các trận đấu. Sau khi kết thúc trận đấu, nếu tỉ số vẫn hòa, mỗi đội sẽ lựa chọn 5 cầu thủ thực hiện đá luân lưu. Đội nào đá bóng vào lưới đối phương nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng. Trong trường hợp tỉ số vẫn hòa, lượt đá thứ 6 trở đi mỗi bên sẽ sút một quả cho đến khi tìm ra đội chiến thắng.
Thường ở trên thế giới, đá luân lưu hay xuất hiện trong các giải đấu như World cup, cup C1, UEFA Euro… hay các trận đấu loại trực tiếp cần tìm một đội thắng. Các trận đấu vòng bảng hay trận đấu giải quốc gia sẽ không áp dụng hình thức này.
Đội được hưởng đá phạt Penalty có cơ hội đá vào lưới đối phương khoảng 90%. Đây là một lợi thế ghi bàn mà bất kì đội bóng nào đều muốn có. Tuy nhiên, khi đá phạt Penalty có thể bị phạm luật nếu:
Trên đây là một số thông tin cơ bản về luật Penalty trong bóng đá. Hy vọng với những gì mà Soikeo TV vừa chia sẻ, bạn đã biết Penalty là gì? Khi nào đá phạt Penalty? Cách đá phạt Penalty trong các trận bóng. Đừng quên Like và Share bài viết để chia sẻ những kiến thức bổ ích trên cho bạn bè và người thân của bạn cũng như để lại bình luận bên dưới nếu còn câu hỏi thắc mắc.Cảm ơn các bạn đã quan thâm và theo dõi bài viết của Soikeo TV!