Đôi khi, người ta nhắc đến 2 từ “giá như” để bày tỏ sự tiếc nuối. Với fan của Tuấn Anh cũng vậy, “giá như” ngôi sao sinh năm 1995 không gặp quá nhiều chấn thương, “giá như” ông trời công bằng với cậu ấy hơn.
Bác Nguyễn Khắc Hoàn, một CĐV tâm huyết của đội tuyển Việt Nam nói chung và Tuấn Anh nói riêng, đã có những chia sẻ đầy hãnh diện về tiền vệ quê Thái Bình. Nguyên văn bài viết: “Tản mạn đêm 15/10. Tối 15/10 diễn ra hai trận đấu bảng G: Việt Nam vs Indo, Thái Lan vs UAE. Kết quả thế nào thì ai cũng rõ, chỉ là vừa xem 2 trận này, tôi lại lan man nghĩ tới chàng Nhô, dù cậu chàng chẳng thể nào xuất hiện ở hai trận này. Đương nhiên, vì tôi là fan Tuấn Anh mà!
>>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Kèo nhà cái tại SoikeoTV
Ở trận Việt Nam gặp Indo, trong khoảng gần 30 phút, tôi bảo với vợ rằng: giá như có Tuấn Anh! Thật vậy, Đức Huy thể lực dồi dào, chịu chạy, chịu tranh cướp, nhưng em nó chỉ là 1 tiền vệ đánh chặn, tầm nhìn và khả năng chuyền bóng không được tốt, khiến những phút đầu, tổ chức giữa sân mình thành 1 đoàn rối, Quang Hải liên tục phải lui về cầm bóng. Sau 30 phút, tôi lại nhắn nhủ vợ: ừ, đúng mình chỉ là dân cổ động viên nửa mùa, ông Park có lý, trận đá với đối thủ thế này cần gì Tuấn Anh, thôi cho em nó dưỡng. Indo quá yếu, yếu một cách ngạc nhiên, khiến tôi tưởng Việt Nam mình đang đá với Campuchia hay Lào chứ không còn là Indo rực lửa năm nào nữa. Thậm chí khi Việt Nam ghi bàn thứ 3, tôi còn ủng hộ Indo ghi 1 bàn, vì nhìn họ quá tội nghiệp, gương mặt thất thần và tuyệt vọng, từ huấn luyện viên đến cầu thủ. Cuối cùng Indo cũng gỡ được 1 bàn, coi như mình đoán trúng 1 lần.
Kết thúc trận này, vợ chồng tôi chuyển sang theo dõi trận Thái gặp UAE. Vợ tôi thảng thốt nói: anh ơi, Thái đá kinh thế, UAE không lên nổi bóng luôn. Thật sự, dưới triều đại ông HLV mới người Nhật Nishio, Thái Lan quay lại lối đá ban bật cũ kết hợp đánh biên rất nhuần nhuyễn. UAE bị đánh tan! Và qua trận này, cảm xúc của tôi về Tuấn Anh càng thêm mãnh liệt.
Tại sao khi Malay đá Indo, 2 đội tấn công rực lửa thế, Thái đá UAE cũng rực lửa thế, mà khi đá với mình, 2 đội này lại đá buồn ngủ vô cùng? Số liệu không biết nói dối, nhưng số liệu cũng không thể hiện hết cống hiến của 1 cầu thủ trên sân, nhất là cầu thủ có nhiệm vụ lùi sâu và đá tổ chức như Tuấn Anh. Dù sở hữu số pha tranh chấp thành công cao, những pha thoát pressing thần sầu, nhưng đóng góp chính của Tuấn Anh còn nhiều hơn thế rất nhiều. Trừ trận Indo khi đối thủ quá yếu và mất tinh thần, 2 trận gặp Malay và Thái Lan, với dàn hảo thủ nhanh, khỏe, khéo và dồi dào thể lực (như Sumareh chẳng hạn), nhưng hầu như 2 đội này phải triển khai đá cánh ngay từ phần sân nhà, mà bỏ hẳn đột kích trung lộ, khiến tốc độ và sự bất ngờ giảm rất nhiều, và hậu vệ của chúng ta khá dễ dàng bọc lót đánh chặn. Câu trả lời là Park và Tuấn Anh.
Cách tổ chức đội hình và lối chơi của ông Park giúp chúng ta có khả năng phòng ngự nhiều tầng chắc chắn, nhịp nhàng, nhưng ông Park dù giỏi đến đâu cũng phải dựa vào cầu thủ trên sân, mà then chốt là Tuấn Anh. Không phải vô duyên vô cớ mà khi lành lặn, trừ trận đầu trên đất Thái do chưa hoàn toàn bắt nhịp cùng đội tuyển, Tuấn Anh đá dự bị, rồi trận sau được thay ở phút 80, còn sau đó Tuấn Anh luôn hiện diện từ những giây đầu tiên đến những giây cuối cùng. Phải nói, ông Park khá bảo thủ, khi luôn trọng dụng dàn cầu thủ đã thành danh cùng mình, nhưng Tuấn Anh thì là ngoại lệ, cậu ta nhanh chóng chiếm suất đá chính nghiễm nhiên (mà 1 số thành phần GATO gọi là suất tình thương ấy). Tuấn Anh thi đấu rất nhiệt tình xông xáo, chịu tranh chấp và thường tranh chấp thành công, nhưng chỉ có vậy thì dù tình thương thế nào, Tuấn Anh cũng không thể có suất đá chính khi gặp những đối thủ khó nhằn nhất như vậy. Sự đóng góp của Tuấn Anh là ở tầm quan sát, khả năng chiếm vị trí, khả năng phán đoán tình huống. Xem lại 2 trận trước, vị trí đứng của Tuấn Anh quá tốt, khiến các tiền vệ của Thái và Mã chỉ có thể ban bật ở phần sân nhà, và không dám mạo hiểm tung ra các đường chuyền vào khu trung lộ của tuyển Việt Nam, vì Tuấn Anh đã án ngữ ở các tuyến đường nguy hiểm nhất và sẵn sàng cắt bóng phản công ngay. Thái Lan khi đá với UAE họ tổ chức đưa bóng đến khu vực cách khung thành đối phương 30m rồi mới xẻ cánh, làm các pha chồng biên của họ trở nên tốc độ và bất ngờ hơn, khác hẳn khi đá Vệt Nam ở chính sân nhà, họ chỉ có thể tổ chức ở sân nhà rồi chuyển cánh, mất đi tính bất ngờ và bị bóp nghẹt dễ dàng. Hơn thế nữa, dù Thái Lan dùng số đông các tiền vệ tổ chức , hay Mã Lai dùng thể lực sức mạnh vây ráp, tranh chấp, nhưng có Tuấn Anh trong đội hình, chúng ta không hề bị mất thế trận, khả năng xoay trở, giữ bóng, thoát pressing của Tuấn Anh khiến gần như không ai có thể cướp được bóng trong chân cậu chàng, và qua đó, điều khiển được nhịp độ trận đấu theo hướng có lợi cho đội nhà.
>> Click xem thêm: Live score bóng đá tại SoikeoTv
Chấn thương cướp đi tốc độ, cướp đi sức khỏe, cướp đi cơ hội của Tuấn Anh, nhưng nó vĩnh viễn không thể cướp đi tư duy chơi bóng, tình yêu với quả bóng của Tuấn Anh. Với thể chất và chấn thương này, có lẽ Tuấn Anh chỉ có thể chơi bóng đỉnh cao tối đa đến năm 30 tuổi, tức là chúng ta chỉ có 6 năm thưởng thức thứ nghệ thuật bóng đá mà em nó đem lại mà thôi, mong mọi người hãy trân trọng!”