HLV Park Hang seo không cần cầm bóng, ông cần bóng vào lưới. Điều đó đã cho thấy chiến lược gia người Hàn Quốc đặc biệt thế nào.
Vấn đề của đối thủ của ĐT Việt Nam là, họ có một hệ thống phòng ngự lùi sâu cơ bản, quy củ, và đã tạo ra hiệu quả nhất định trong quãng khoảng 20 phút thi đấu đầu tiên, nhưng đó cũng chính là tất cả những gì họ có được. Họ không triển khai bóng từ sân nhà, họ không tận dụng được các tình huống phản công, và họ quá bị động với chính hệ thống phòng ngự ấy.
Sự bị động ấy được thể hiện một cách cực kì rõ rệt ở trong pha bóng ở phút thứ 31 của trận đấu. ĐT Indonesia chủ động lùi sâu, hạn chế ĐT Việt Nam rất nhiều trong nỗ lực triển khai bóng, buộc đối thủ phải đưa trái bóng trả ngược về sân nhà. Số 10 Stefano Lilipaly, với tín hiệu đường trả ngược ấy, băng lên phía trước một cách đầy quyết tâm, trước khi nhìn lại phía sau và nhận ra chỉ một mình mình có sự quyết tâm ấy.
>>> Cập nhật mới nhất: Kèo bóng đá hôm nay từ SoikeoTV
ĐT Indonesia phòng ngự chủ động, nhưng họ cũng chủ động không tạo ra bất cứ một sức ép nào lên tuyến triển khai bóng đầu tiên của ĐT Việt Nam. Họ có không ít cơ hội để thực hiện một nỗ lực dâng cao áp sát, ở những thời điểm hợp lý để dâng cao là các đường trả ngược của ĐT Việt Nam. Và hình ảnh của Lilipaly, dù chỉ là một tình huống gần như duy nhất, trở thành một điển hình trong sự bị động ấy.
Họ dường như chỉ biết cách tạo ra một hệ thống phòng ngự đủ quy củ ở phần sân nhà, chứ không có bất cứ mong muốn nào trong việc chấp nhận rủi ro và di chuyển khối đội hình một cách đồng bộ lên phía trước.
Thế trận ấy, như một cách suy nghĩ logic, ĐT Việt Nam dù ít nhiều bế tắc, nhưng vẫn kiểm soát trái bóng một cách an toàn. Và một khi đội kiểm soát bóng nhiều hơn có bàn thắng, ĐT Indonesia có thể sẽ rơi vào trạng thái sụp đổ.
Bàn thắng ấy đến đúng theo những gì HLV Park Hang-seo mong muốn. ĐT Việt Nam, như đã nói, không hề giỏi trong việc triển khai bóng một cách chủ động, có cấu trúc đội hình đủ đồng bộ và đủ tốt, nhưng rất rất mạnh ở hoặc các tình huống phản công và các tình huống cố định. Họ gần như không có cơ hội phản công với cách tiếp cận của đối thủ, nhưng khi kiểm soát bóng nhiều như thế, họ có cơ hội từ những tình huống cố định. “Đây là đẳng cấp.”
Chuyên gia Phan Anh Tú nói như thế về bàn thắng của Đỗ Duy Mạnh. ĐT Indonesia hoàn toàn bị động trong tình huống ghi bàn mở tỉ số của ĐT Việt Nam. Họ đã thua trong tình huống bóng một với sự vượt trội và chủ động của Tiến Linh, họ tiếp tục thua trong tình huống bóng hai với sự vượt trội về thể chất của Văn Hậu, và họ tiếp tục thua trong tình huống bóng ba, với pha băng vào của Duy Mạnh.
Bàn thắng rất đặc trưng của các đội bóng được dẫn dắt bởi HLV Park tại Việt Nam. Nếu bạn còn nhớ kì tích tại vòng chung kết U-23 châu Á tại Thường Châu, thì 71% số bàn thắng của ĐT U-23 Việt Nam xuyên suốt cả giải đấu ấy đến từ các tình huống cố định. Lúc ấy, và cả bây giờ nữa, đó là một con số khó tin với bất cứ một đội bóng nào trên thế giới này. Tại Indonesia, trong một thế trận không có nhiều ý tưởng ở trạng thái chủ động triển khai, ĐT Việt Nam lại mở tỉ số với một pha bóng cố định, phải nói là cực kì bài bản.
>> Xem thêm bản tin nhận định: Tỷ lệ kèo nhà cái cùng SoikeoTV
Rõ ràng, HLV Park Hang-seo không cần kiểm soát quả bóng, HLV Park Hang-seo cần quả bóng đi vào lưới. Thế trận từ phút thứ 25, như logic thông thường, tỏ ra dễ dàng hơn nhiều với ĐT Việt Nam.
Nhưng mọi chuyện cũng không thực sự diễn ra dễ dàng như thế. ĐT Việt Nam có thêm đúng 2 tình huống dứt điểm trong khu vực cấm địa ở phần còn lại của hiệp một. Một, là cơ hội mười mươi của Quang Hải, đến từ tình huống cực kì hớ hênh trong nỗ lực triển khai bóng qua các trung vệ có lẽ là lần đầu tiên của ĐT Indonesia trong trận đấu, với sai lầm của đội trưởng Basna. Và một, diễn ra ở những phút cuối cùng. Tình huống triển khai bóng mạch lạc đầu tiên của đội bóng áo trắng, khi Văn Hậu tìm thấy Quang Hải ở vị trí sở trường của một tiền vệ công trong sơ đồ 3-4-2-1, giữa hai hàng ngang phòng ngự đối phương. Quang Hải nhận bóng ở tư thế nửa thân người mẫu mực, đưa trái bóng lên phía trước một cách mẫu mực không kém, và đặt Tiến Linh vào cơ hội đối mặt khung thành.
Trong một thế trận chủ động triển khai bóng, hay nói chính xác hơn là phải chủ động triển khai bóng, ĐT Việt Nam phải công bằng đã gặp nhiều khó khăn khi tấn công, và gần như không gặp bất cứ khó khăn nào khi phòng ngự.
Phải nói thêm, tình huống Văn Hậu đặt Quang Hải vào khoảng trống ở những phút cuối hiệp một là một tình huống rất cơ bản, nhưng đội bóng của HLV Park Hang-seo đã chỉ một lần duy nhất thực hiện nó một cách trơn tru. Bộ ba trung vệ vừa không có nhiều không gian để thực hiện, vừa là những người không có xu hướng và hạn chế ở tư duy sử dụng những đường chuyền xuyên tuyến. Trong khi tiền vệ trụ Đức Huy không kiểm soát bóng nhiều và cũng không xử lý trái bóng nhiều đột biến, còn người đá cặp với Đức Huy, có một nhiệm vụ khác, thú vị hơn nhiều.
Theo Raumdeuter 13