Một cái tiêu đề có thể gây tranh cãi rất nhiều. Thế quái nào mà trung phong thuộc dạng có “số má” ở bên trời Âu mà lại đi so sánh với một cậu tiền đạo chỉ mới chớm nổi danh ở Đông Nam Á?
Nhưng, trong khuôn khổ bài viết, chúng ta hãy bàn đến phong cách, lối chơi thường hay được sử dụng của cả ba tiền đạo ấy. Hãy tạm thời gạt bỏ qua chuyện đẳng cấp sang một bên, vì mọi sự so sánh, kể cả có là Mr. SiRo, cũng đều là khập khiễng!
>>> Tham khảo: Kèo trận HOT từ chuyên gia SoikeoTV
Trận đấu giữa BVB Dortmund và gã nhà giàu PSG rạng sáng nay đúng như người hâm mộ mong đợi, đó là một trận cầu tốc độ đúng nghĩa. Và hai máy chạy điền kinh mang tên Erling Haaland và Kylian Mbappe đã có dịp “so găng” với nhau. Và rốt cục, kẻ chiến thắng đã mang tên cậu bé người Nauy (Norway). Không chỉ ghi đến hai bàn, mà cú nước rút thần sầu của cậu trai mới 19 tuổi ở phút thứ 16 của trận đấu đã khiến các fan phải trầm trồ.
Mbappe cũng chỉ mới có 21 tuổi 2 tháng. Người ta thường nhớ đến cầu thủ chạy cánh của PSG khi anh đã làm khổ hàng phòng ngự của Argentina như thế nào trong màu áo tuyển Pháp ở World Cup. Khi còn thi đấu cho CLB Monaco, chính PSG từng nhiều lần là nạn nhân của “cậu bé vàng” nước Pháp, để rồi gã nhà giàu thủ đô Paris phải bỏ ra một cái giá không hề trẻ để đưa Mbappe về. Những cú nước rút của anh luôn làm cho bất kì hàng phòng ngự già nua nào phải cảm thấy mệt mỏi.
Thế nhưng rạng sáng nay, trước mặt Mbappe là một hàng phòng ngự đầy trẻ trung đến từ vùng Ruhr. Những Achraf Hakimi, Dan-Axel Zagadou hay thậm chí là cả lão tướng 34 tuổi như Łukasz Piszczek, đã biết cách làm thế nào để “khóa sổ” Mbappe, kẻ cả có là hành lang phải hay trái đi nữa! Nhưng, suy cho cùng, dù thắng hay thua, khán giả cũng đã được chiêm ngưỡng những phiên bản “Usain Bolt” trên sân cỏ Champions League.
Bóng đá Việt Nam từ lâu vốn thiếu một mẫu trung phong biết tì đè, càn lướt tốt. Sau sự chia tay của lần lượt những đàn anh như Công Vinh, Anh Đức, khán giả rất chờ mong vào một tiền đạo giỏi khả năng tranh chấp với đối phương, chứ không đơn thuần là chỉ săn bàn thắng. Phải mãi đến năm 2019, thầy Park, ban huấn luyện cũng như người hâm mộ mới tìm ra được Nguyễn Tiến Linh, chàng cầu thủ quê gốc Hải Dương, nhưng lại có một giọng nói đặc sệt Nam Bộ.
Tuy nhiên, dường như HLV Nguyễn Thanh Sơn, và chính người đàn anh trong CLB Bình Dương là Anh Đức đã sớm phát hiện ra tiềm năng của chân sút sinh năm 1997. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở mùa giải 2018, Tiến Linh dẫn đầu danh sách cầu thủ nội ghi bàn nhiều nhất với tổng cộng 15 pha lập công. Mùa giải 2019, tuy phải dành nhiều thời gian và tâm trí cho tuyển QG cũng như U23, Tiến Linh vẫn có riêng cho mình 9 pha lập công trên mọi đấu trường cho CLB Bình Dương. Điển hình nhất là pha đánh đầu ghi bàn vào lưới PSM Makassar ở lượt đi bán kết ASEAN Zone trên sân nhà, giúp đội bóng đất thủ tiến vào trận chung kết khu vực dù sở hữu một đội hình sứt mẻ.
Còn ở các đội tuyển QG, chúng ta chắc chưa thể quên được Tiến Linh đã làm khổ sở hàng phòng ngự của Thái Lan, Indonesia hay gã nhà giàu UAE như thế nào. Tình huống mà Tiến Linh buộc trung vệ Khalifa Al Hammadi phải phạm lỗi dẫn đến tấm thẻ đỏ trực tiếp, tiền đạo người Hải Dương là người xuất phát sau, nhưng đã bứt tốc, và đã khiến cho đối thủ tuy cao to hơn anh, nhưng rơi vào thế bị động và buộc phải phạm lỗi (ảnh 3).
Cũng trong khuôn khổ vòng loại World Cup gặp Indonesia, bàn thắng nâng tỉ số lên 3-0 đã hội tụ đủ những phẩm chất vốn có của Tiến Linh. Cũng là xuất phát sau, nhưng anh đã vượt qua được trung vệ cuối cùng của đội chủ nhà, và đánh bại nốt cả thủ môn đối phương, trong khi Rudolof Yanto Basna vẫn cố gắng đốn ngã chàng trai của chúng ta trong vô vọng.
Một cách khách quan mà nói, Tiến Linh chưa thể là một “ông hoàng” tốc độ của Đông Nam Á. Nhưng Linh “ốc hương” đã chứng tỏ được câu nói “đúng người, đúng thời điểm” của người xưa là có giá trị. Nhìn cái cách mà Haaland, Mbappe cũng như Tiến Linh thi đấu, khán giả chắc chắn sẽ không thể nào “đã con mắt” hơn với thứ bóng đá tốc độ đầy mê hoặc. Và cũng hãy xin cảm ơn Jardim, Jesse Marsch và Nguyễn Thanh Sơn, những người thầy đã có công lớn đưa những “máy chạy” trở thành cầu thủ không thể thiếu đóng góp cho ĐTQG của quê hương mình!
>>> Xem thêm tổng hợp các bài: Soi kèo bóng đá tại SoikeoTV
Theo: Phùng Quang Vinh – Hội Fandom Owker.