RIZAL MEMORIAL sẽ là “thánh địa” để U22 Việt Nam và U22 Indonesia tranh “vàng” trong trận cầu ngày hôm nay. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem sân bóng này có gì đặc biệt.
ndonesia là một quốc gia kỳ lạ khi luôn để lại trong tôi nhiều câu hỏi. Với dân số gần 270 triệu người, họ đứng thứ 3 châu Á, nghĩa là có đầy đủ nguồn nhân lực để phát triển. Vậy đam mê thì sao? Trên youtube của mình, tôi đặt chế độ subscribe với Liga 1, giải đấu cao nhất của bóng đá Indonesia.
Khoan nói đến chất lượng dưới sân thế nào, thì trên khán đài, bạn được đắm chìm vào bầu không khí cuồng nhiệt như thể đang ở Nam Mỹ hay Bundesliga. Từ các đội bóng nhỏ như Badak Lampung đến tầm cỡ Bali United, Persipura thì các trận đấu lúc nào cũng rực lửa. Sự thật phản chiếu về chỗ đứng của bóng đá với xứ vạn đảo. Nhưng rốt cuộc, tình yêu ấy chưa bao giờ được đền đáp xứng đáng cho người hâm mộ.
Tháng 5.2015, các hãng thông tấn quốc tế đồng loạt loan tin FIFA sẽ cấm vận bóng đá Indonesia ở mọi giải đấu quốc tế lớn nhỏ sau hành động được cho là can thiệp của chính phủ nước này với LĐBĐ Indonesia (PSSI). Sự việc diễn ra sau những tranh cãi liên quan đến tính hợp pháp về chủ sở hữu của 2 CLB hàng đầu là Persebaya và Arema.
>>> Xem ngay Các bài: Kèo trân HOT đem nay từ SoikeoTV
Nhưng đỉnh cao là năm 2011 khi Indonesia có đến 2 giải đấu khác nhau, một là LPI của phe nổi loạn và hai là IPL hợp pháp của PSSI, hệ quả sau một chuỗi những scandal bán độ, dàn xếp tỷ số, hối lộ trọng tài, tham nhũng cửa quyền ở PSSI. Tháng 7.2016, đội tuyển nước này tụt xuống vị trí thứ 191/206 trên BXH FIFA, chu kỳ xuống dốc thê thảm nhất sau nhiều năm thoi thóp của bóng đá nước này.
Nhìn lại tất cả để thấy, mọi nguyên nhân sâu xa đều xuất phát từ sự mục rỗng trong cơ cấu quản lý điều hành một nền bóng đá, mà bóng đá thì luôn phản chiếu xã hội. Lịch sử hàng chục năm của Indonesia từng bị thao túng bởi nền độc tài của Suharto, và thối nát ấy ăn sâu đến nỗi, ngay cả sau khi lão bị lật đổ vào năm 1998, thì nhiều báo cáo cho thấy “chủ nghĩa độc tài khu vực” vẫn cát cứ ở các địa phương qua đó, bòn rút những tinh hoa của quốc gia này.
Lần cuối cùng Indonesia giành tấm HCV ở SEA Games là khi nào? Đấy là năm 1991, và kỳ lạ thay cũng đến ở sân Rizal Memorial, Philippines sau loạt luân lưu cân não với Thái Lan. Hãy cứ tưởng tượng nếu Việt Nam khao khát tấm HCV thế nào thì người Indonesia còn hơn thế đấy khi như tờ Jawapos giật tít “Làm ơn hãy giải cơn khát của dân tộc”, khi nói đến sự chờ đợi khắc khoải 28 năm qua với 3 thất bại ở các trận chung kết.
Chủ quan mà nói, tôi không nghĩ thế hệ này đủ sức đứng ngang hàng với các học trò của Park Hang Seo về trình độ bởi trận đấu ở vòng loại World Cup 2022 mới đây đã nói lên tất cả.
Nhưng “Thứ nhất sự kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”, lịch sử bóng đá thế giới chứng kiến rất nhiều trận chung kết mà đẳng cấp chỉ là một phần định nghĩa chuyện thắng bại, bởi ở những trận đấu theo kiểu một mất, một còn thế này, độ “liều” và không có gì để mất thường là thứ Doping rất đáng sợ, từ Đan Mạch 1992 đến Hi Lạp 2004 đều là minh chứng tiêu biểu. Một cuộc đối đầu giữa 2 quốc gia yêu bóng đá đến cháy bỏng và liệu bên nào sẽ giải được cơn khát bấy lâu của mình?
>> Cập nhật mới nhất: Tỷ lệ kèo nhà cái đêm nay tại SoikeoTV <<<
Ký ức bóng đá